Gia công Composite MG

Gia công composite – Quy trình được chứng nhận ISO 9001:2015 tại MGVIỆTNAM.

Hiện nay nhu cầu sử dụng composite ngày càng phổ biến rộng rãi. Được ứng dụng để sản xuất ra rất nhiều các vận dụng trong đời sống hằng ngày. Trong ngành công nghiệp xây dựng, y tế, môi trường, logistic, nội thất… Để sản phẩm composite có chất lượng. đơn vị sản xuất phải tuân thủ quy trình sản xuất. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu về công đoạn gia công composite xưởng gia công composite MGVIETNAM.

1. Khái niệm vật liệu composite và gia công composite.

Việc đưa các công nghệ hiện đại đã làm cho chất lượng của composite ngày càng chất lượng hơn. Ngày nay các đồ dùng được làm từ composite ngày càng nhiều bởi vì nó bền, dễ sử dụng, giá cả lại hợp lý, mẫu mã đa dạng,.. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng sản phẩm được làm từ nhựa composite ngày càng tăng.

Hiện nay hầu hết trong tất cả các ngành đã đưa composite vào sử dụng. Các ngành hóa môi trường, xây dựng, vận chuyển, đều ứng dụng composite. Chúng tôi xin khái quát lại quá trình gia công nhựa composite, những lưu ý, cũng như ưu nhược của Vật liệu Composite:

Khái niệm vật liệu và cấu trúc vật liệu Composite.

Thành phần của nhựa composite: nhựa nền (polyester, epoxy…) + sợi gia cường (thủy tinh, các bon…) + các phụ gia. Tỷ lệ được pha trộn tùy vào chỉ tiêu kỹ thuật thành phần. Chúng ta có thể kể đến một số ứng dụng tiêu biểu của dòng vật liệu cấp này:

  • Ống dẫn nước, thùng bể chứa nước composite
  • Thùng chở hàng, thùng ship hàng
  • Tấm chắn rác, nắp hố ga, song chắn
  • vỏ, chắn gió oto
  • Thùng rác công cộng, kích thước lớn
  • Bồn bể chứa hóa chất, bể lọc, bể nuôi hải sản
  • Chậu cây, chậu hoa với kiểu dáng hiện đại, sử dụng ngoại thất trong điều kiện khắc nghiệt
Chậu cây cảnh - Gia công ở nhiệt độ thường

Chậu cây cảnh – Gia công ở nhiệt độ thường

Do nhựa composite được cấu tạo từ nền polyese/epoxy kết hợp các sợi gia cường từ thủy tinh / các bon. Chúng có độ bền, độ dẻo dai cao hơn nữa lại vô cùng nhẹ và thuận tiện di chuyển. Nhựa composite không bị oxi hóa kể cả là axit, bazo hay kiềm.

2. Một số phương pháp gia công composite hiện nay ở Việt Nam.

Thực tế việc gia công nguyên liệu composite nó khá đơn giản. Nhưng đòi hỏi người gia công khi gia công phải thật tỉ mỉ, cẩn thận. Nếu người thợ mà gia công một cách qua loa. không tuân theo  các bước gia công. thì sẽ làm cho sản phẩm gia công bị hư hỏng hoặc bị kém chất lượng.

2.1 Nguyên lý chung

Gia công composite trả qua những 03 bước chính như sau: Tạo mẫu (sản phẩm mẫu) –> Chế tạo khuôn –> Gia công sản phẩm –> hoàn thiện (sơn, đánh bóng…). Riêng bước gia công sản phẩm, ta có các phương pháp trong gia công vật liệu composite.

2.1 Gia công ở điều kiện thường.

Chúng ta có thể gia công phương pháp này theo các công đoạn sau:

  • Cuộn sợi: dùng đến bồn bể để kéo sợi qua nhằm đảm bảo cho sợi được thấm trước. Sau đó phủ sợi qua một cái khuôn chung dụng được dùng trong việc sản xuất composite.
  • Sử dụng túi chân không, túi áp suất và nồi hấp: Sử dụng các túi vải phầm để phủ các sợi đã được cho vào khuôn sau khi tẩm ướt trong bồn bể. Sau đó có thể sử dụng các phương pháp sau:

        + Phương pháp túi chân không. Dùng túi hút chân không để tách các sợi đã được làm ướt vào khuôn với mục đích là định hình lại các sợi .

        + Phương pháp túi áp suất. Túi áp suất là ép sát các sơi vào bề mặt khuôn thông qua việc nén áp suất cho vào các sợi để loại bỏ các bọt khí ra ngoài và định hình cho sản phẩm.

         + Phương pháp nồi hấp. Là phương pháp được sử dụng bằng cách tạo áp suất và gia nhiệt trong cùng một lúc.

  • Dùng lực quay ly tâm để gia công composite. Nhựa và các sợi thủy tinh sẽ được trộn đều và xếp vào khuôn, dùng trục quay ly tâm tạo lực.

  • Phương pháp gia công lăn tay. là phương pháp được dùng phổ biến nhất vì nó đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật như các phương pháp khác. Sau trộn nhựa và sợi lại thành một hỗn hợp. Người ta bắt đầu trát hỗn hợp đó theo từng lớp. mỗi lớp cách nhau một khoảng thời gian từ 10 phút đến 15 phút. tùy vào độ dày của lớp được quét để cho nó đông rắn. Phương pháp này được gọi là phương pháp thủ công do chúng chỉ dùng con lăn hoặc công cụ cầm tay để gia công.

2.2 Gia công có kiểm soát nhiệt độ và áp xuất.

Ở phương pháp ngày người thợ gia công có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau:

  • Gia công đúc ép nóng: Người ta đúc ép nóng composite bằng cách trộn đều các sợi thủy tinh và nhựa gia công lại với nhau. Tại nhiệt độ và áp xuất kiểm soát, sợi và nhựa sẽ phản ứng hóa học đóng rắn thành sản phẩm trong lòng khuôn. Trong phương pháp này, khuôn được sử dụng khá phổ biến .
  • Gia công đúc ép nguội. Ở loại phương pháp gia công này người ta vẫn trộn đều các sợi thủy tinh và nhựa lại với nhau. Nhưng nó khác với phương pháp đúc ép nóng ở điểm là phương pháp này chỉ gia công ở nhiệt độ thường.
  • Gia công đúc kéo. Phương pháp này sẽ sử dụng một lõi gia nhiệt. Sau khi trộn đều các sợi thủy tinh và nhựa lại với nhau thì sẽ cho ta một chúng ta một hỗn hợp. Hỗn hợp này sẽ được kéo qua lõi đã gia nhiệt trước đótạo ra sản phẩm nhựa composite rắn toàn phần hay rắn một phần thông qua lõi tạo hình.

3. Những ưu điểm, nhược điểm vật liệu composite – gia công composite.

  • Khả năng tạo hình linh hoạt theo khuôn hoặc theo bề mặt mẫu.
  • Nhựa composite nhẹ, chế tạo dạng modun. Chi phí vẫn chuyển sẽ rất thấp do nó gọn, nhẹ, đơn giản.
  • Nhựa composite tồn tại được trong nhiều môi trường khác nhau ở nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt.
  • Tiết kiệm chi phí: bảo hành, sửa chữa, lắp đặt. hoặc nếu thay thế cũng rẻ hơn rất nhiều loại nguyên liệu khác.
  • Có tính cách điện nên nó được đưa vào sử dụng trong ngành điện. Vì có tính chịu nên tốt nên nó được dùng ở những vùng, vị trí khí hậu khắc nghiệt.
  • Có khả năng chống sự ăn mòn so với các vật liệu khác. Độ bền theo năm tháng.
  • Gia cố sàn nhà, cột nhà bằng cách bọc phủ composite. Việc phủ nhiều lớp composite, tạo nên một lớp màng bọc chắc chắn. Giúp sàn chịu được các tạc động vật lý mạnh và tác nhân hóa học như axit, bazo.
  • Sử dụng như là một lớp bọc phủ các bồn, bể chứa hóa chất, nước thải. Nhờ tính năng trơ với các phản ứng hóa học và khả năng chống oxyhoa cao ngay cả khi để ngoài trời.
  • Nhược điểm: Phải tuân thủ tuyệt đối quy trình gia công, nếu không chất lượng sản phẩm sẽ rất kém. Môi trường sản xuất cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động

Bài viết tóm tắt sơ bộ về quy trình gia công, ưu nhược điểm vật liệu composite. Giới thiệu các sản phẩm thông dụng của composite và ứng dụng. Xin hãy liên hệ CTCP Vật liệu mới MG Việt Nam – đơn vị được cấp chứng chỉ xưởng gia công composite ISO 9001: 2015, để được tư vấn.

Các sản phẩm sẵn có tại xưởng gia công Composite MGVIETNAM.

Cản xe composite.

Phụ kiện xe ô tô Composite.

Bồn, bể nuôi thủy sản.

Khung vỏ quạt Composite.

Bên cạnh, mời quý khách tham khảo các truyền thống: chậu composite, thùng chở hàng.

Link Album Chậu Composite MGPOT

Link Album Chậu Composite Vân đá, Vân gỗ VPONA.